Chất liệu Foam là gì? Có bền không? Đặc điểm và ứng dụng của Foam
Foam là một chất liệu nhẹ được tạo ra bởi bọt khí hay bọt gas ở trạng thái lỏng hoặc trạng thái rắn. Nhờ sở hữu khả năng đàn hồi tốt và mềm nhẹ mà chúng có tính ứng dụng cao trong đời sống. Cùng tìm hiểu Foam là gì và những đặc điểm của chúng trong bài viết này.
Foam là gì?
Foam là một chất liệu nhẹ được tạo ra bởi bọt khí hay bọt gas ở trạng thái lỏng hoặc trạng thái rắn. Theo tự nhiên, bọt khí thu được nhiều từ chất lỏng hơn so với chất rắn. Những đặc tính có thể dễ dàng nhận thấy ở Foam đó là trọng lượng siêu nhẹ, mềm, có tính đàn hồi tốt.
Thành phần chủ yếu của Foam bao gồm polyol, polyisocyanate, H20 cùng các hóa chất khác. Trong đó, polyisocyanate và polyol là những chất hóa học gốc polymer dạng lỏng. Khi kết hợp với nước sẽ tạo ra hợp chất polyurethane tổng hợp. Khi sản xuất Foam, polyisocyanate có nguồn gốc từ hai chất đó là: Diphenylethene Diisocyanate (MDI) và Toluene Diisocyanate (TDI).
Theo các tài liệu lịch sử, Foam đã xuất hiện từ thời cổ đại khoảng 500 năm trước Công nguyên, được làm từ mủ cao su tự nhiên. Sau này, người ta bắt đầu nghiên cứu và chế tạo ra Foam tổng hợp.
Chất liệu Foam được sử dụng rộng rãi từ những năm đầu thế kỷ 20 và nhanh chóng trở thành một thành phần quan trọng không thể thiếu. Foam còn được cơ quan hàng không vũ trụ Nasa lựa chọn để sử dụng với mục đích giảm áp suất trong không gian, bảo vệ các phi hành gia một cách tốt nhất.
Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất đều giữ bí mật về công thức tạo ra Foam, tuy vậy chúng ta có thể biết các thành phần của nó đều cấu thành từ gốc dầu mỏ. Vì thế Foam còn được dùng để dập các đám cháy dầu rất hiệu quả.
Trong thực tế, cấu trúc của foam rất đa dạng nhưng chủ yếu được chia thành hai loại chính phổ biến sau đây:
Foam cấu trúc lỗ hổng: tức là một hệ thống lỗ hổng liên kết trực tiếp để tạo nên một mạng lưới liên kết chặt chẽ.
Foam cấu trúc ô kín: có mật độ phân tử foam dày đặc được liên kết chặt chẽ và nén lại với nhau, từ đó không có hệ thống lỗ hổng. Đặc điểm của dạng cấu trúc này là có sự ổn định về cấu trúc, ít hấp thụ độ ẩm.
Foam có bền không?
Câu trả lời là có. Nhờ những ưu điểm vượt trội về độ đàn hồi, tính cách nhiệt,… foam có khả năng chịu được tác động khắc nghiệt của thời tiết. Do đó, foam có thể bền đẹp lên đến 7 năm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn những sản phẩm làm từ foam.
Đặc điểm của foam
Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu chất liệu foam là gì và hai dạng cấu tạo phổ biến nhất của foam trong đời sống hiện nay. Tại sao nó lại được yêu thích sử dụng trong nhiều ngành khác nhau?
Ưu điểm
+ Siêu nhẹ: Foam được tạo ra bởi các bọt khí nên có được trọng lượng siêu nhẹ. So với những chất liệu khác có cùng kích thước, foam chắc chắn vượt trội hơn bởi đặc tính siêu nhẹ của nó. Điều này sẽ rất thuận lợi trong quá trình vận chuyển, dễ dàng bảo quản và vệ sinh.
+ Độ bền cao: Nhờ cấu tạo đặc biệt của mình mà chất liệu foam sở hữu độ bền cao theo năm tháng. Thực tế cho thấy, nhiều sản phẩm làm từ foam được sử dụng trong khoảng thời gian dài vẫn mới như ban đầu, không bị biến dạng, bẹp lún. Kể cả khi nén lại để phục vụ cho các mục đích khác, foam vẫn có thể giữ nguyên hình dạng.
Các sản phẩm từ foam có độ bền lên đến 6 năm. Vì thế mà các bạn có thể thoải mái yên tâm về độ bền đẹp của chất liệu này.
+ Độ đàn hồi tốt: Không thể phủ nhận rằng foam có được độ đàn hồi tốt so với những chất liệu cùng dạng với nó. Khi bị tác động một lực mạnh hay phải chịu trọng lượng đè nén cao, foam cũng không dễ dàng thay đổi hình dáng. Nhờ đó mà những chiếc đệm, gối làm từ foam luôn mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái tuyệt đối. Bề mặt mịn, không bị thô cứng cũng là những ưu điểm không thể bỏ qua của foam.
+ Có khả năng nâng đỡ: Nhờ độ đàn hồi cao mà foam có được khả năng nâng đỡ cơ thể cũng như giảm áp lực rất tốt. Thực tế cho thấy, những sản phẩm làm từ foam thường có độ dày cao, kết hợp với khả năng đàn hồi đem đến cho người sử dụng cảm giác thoải mái, dễ chịu tuyệt đối. Do đó, foam được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất đệm, ghế ngồi, gối ngủ, gối chữ U, gối chữ U cho bà bầu,…
Foam không chỉ có khả năng nâng đỡ trọng lượng của cơ thể mà còn giữ nguyên vị trí của cột sống, giúp bạn không cảm thấy mỏi mệt hay gặp các vấn đề về xương. Chất liệu foam giúp giảm tình trạng đau nhức, kích thích tuần hoàn máu, giúp cho giấc ngủ ngon và ổn định hơn.
+ Khả năng cách âm tốt: Bên cạnh đó, chất liệu này cũng có khả năng cách âm rất tốt. Nhờ cấu tạo các hạt phân tử được liên kết chặt chẽ, foam có thể nén lại dễ dàng và định hình một cách linh hoạt. Vì thế, người ta thường sử dụng foam trong lĩnh vực xây dựng, dùng để lót tường, lót trần,.. ở những nơi cần cách âm như hội trường, nhà hát, quán karaoke,…
+ Thân thiện với môi trường: Trên thực tế, foam là một chất liệu thân thiện với môi trường bởi nó không gây mùi, không ẩm mốc và thông thoáng khí. Sự xuất hiện của foam giúp con người tiết kiệm năng lượng khi sản xuất, giảm thiểu lượng khí thải gây hại cho thiên nhiên.
Nhược điểm
+ Tuổi thọ không cao: Mặc dù foam có được độ bền tốt nhưng tuổi thọ của foam chỉ kéo dài từ 5 đến 7 năm. Đây không phải là một con số thấp nhưng nếu so với các sản phẩm làm từ lò xo hay cao su thì foam vẫn không bằng.
+ Dễ bị nóng: Một vài ưu điểm của foam cũng chính là nhược điểm của chất liệu này. Do cấu trúc các hạt phân tử liên kết chặt chẽ và dày đặc nên foam có tính giữ nhiệt. Vì thế mà không khí khó lưu thông trong foam, dẫn đến hấp thụ nhiệt nóng và không dễ dàng thoát ra ngoài.
+ Lâu khô khi tiếp xúc với nước: Có thể thấy, khi foam tiếp xúc với nước thì khá khó khăn để có thể vắt hay sấy khô. Do đó, thời gian chờ foam khô hoàn toàn sẽ lâu hơn nhiều so với các chất liệu khác. Bạn hãy hạn chế foam gặp nước nếu không thật sự cần thiết để đảm bảo độ bền lâu dài của foam.
Phân loại Foam
PU Foam
Pu foam là gì? PU foam (còn được gọi là bọt nhựa) là một hợp chất phân tử được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau như polyol, isocyanate, chất tạo bọt, chất xúc tác,… Chúng là những bọt xốp siêu nhẹ, không mùi, có các màu đỏ, trắng, xanh tùy theo từng biến tính.
Ưu điểm vượt trội của PU foam chính là khả năng cách âm, cách nhiệt cực kỳ tốt. Bởi vậy khi hỏi foam cách nhiệt là gì, có thể dễ dàng trả lời chính là PU foam. Chất liệu này cũng đạt được độ lý tưởng với chỉ số cách âm cao hơn nhiều các vật liệu thông thường khác. Foam còn có thể biến đổi thành PU foam cứng hay mềm tùy vào thiết kế của từng sản phẩm.
Ngày nay, PU foam được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như công nghiệp may mặc, sản xuất giày da, các loại nệm,… Những sản phẩm từ PU foam đạt chất lượng cao nhờ khả năng chống thấm tốt cũng như độ bền đẹp theo thời gian.
Polyurethane foam là gì? Đây là một cách gọi khác của PU foam, hoặc còn được gọi quen thuộc là mút xốp PU foam.
PE Foam
PE foam là gì? Đó là một sự kết hợp giữa foam và polyethylene nên có tên hóa học là polyethylene (protective) foam. Đặc điểm của chất liệu này là độ mềm và dẻo dai cực tốt. Nó có thể thay đổi được độ dày hay mỏng tùy vào nhu cầu sử dụng khác nhau. Bên cạnh đó, PE foam có trọng lượng siêu nhẹ, có thể tái chế nên thân thiện với môi trường và có giá thành rẻ.
Trong cuộc sống, PE foam được ứng dụng nhiều nhất trong các ngành bao bì đóng gói, giày dép, xốp bảo vệ đệm, thảm thể thao,… Nhờ những đặc tính của mình, polyethylene ở dạng bọt xốp được sử dụng để làm vật liệu đóng gói, bảo quản hàng hóa dễ hư vỡ, giảm rung hay va đập từ các tác động bên ngoài.
Memory Foam
Memory foam là gì? Trong tiếng Anh, memory nghĩa là “bộ nhớ”, “ghi nhớ”. Tên gọi đó đã mô phỏng chính xác những đặc điểm nổi bật nhất của memory foam. Khi bạn đặt bàn tay hay bất cứ một vật gì đủ nặng lên chất liệu này, hình dạng của nó sẽ được lưu giữ lại trên bề mặt từ 3 đến 10 giây.
Vật liệu này thường được ứng dụng để sản xuất các loại đệm, ghế sofa, ghế xe hơi,… Với những ưu điểm về độ bền, khả năng giảm áp suất, không mùi khó chịu, không dễ nấm mốc,… memory foam được cho là có thể thay thế được cao su.
PVC Foam
PVC foam là gì? PVC có nghĩa là Poli Vinyl Clorua – C2H3C, được cấu thành từ nhựa PVC, foam, bột gỗ và một số phụ gia khác. Sau đó, hỗn hợp được ép thành dạng tấm để sử dụng. Chất liệu này có độ bền cơ học vượt trội, có thể lên đến 30 năm, chẳng kém gì những vật liệu như gỗ hay nhôm mà giá thành rẻ. Bên cạnh đó, PVC foam cũng sở hữu tính cách âm và chống cháy cực kỳ tốt.
Ngày nay, PVC foam được chủ yếu dùng trong các ngành sản xuất nội thất, biển quảng cáo,… thay thế các vật liệu đắt đỏ khác. Foam board là gì? Foam board hay còn gọi là giấy foam, chính là những tấm bìa xốp mà chúng ta thường thấy trong những mô hình. Ưu điểm của nó là cứng, bền, xốp, dễ cắt và dễ thao tác.
Eva Foam
Eva foam là gì? EVA là từ viết tắt của Ethylene Vinyl Acetate, một hợp chất của Ethylene và Acetate. Thành phần Vinyl Acetate càng lớn thì sản phẩm càng có độ đàn hồi cao. Những đặc điểm vượt trội của EVA foam bao gồm: khả năng cách âm, cách điện tốt, chống thấm nước hiệu quả, có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt và bóng đẹp hơn so với cao su.
EVA foam thường được sản xuất chất kết dính nóng chảy, chất keo nóng, sản xuất dép, đồ chơi trẻ em,… Những chiếc thảm xốp trải nhà cũng được làm từ EVA foam.
Ứng dụng của foam
Trong cuộc sống ngày nay, những ứng dụng của foam là không thể phủ nhận. Người ta có thể sử dụng foam để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng phổ biến nhất đó là:
+ Sản xuất quần áo, giày dép: Polyurethane có thể sử dụng làm tấm lót khi kết hợp với nilon nhằm tối ưu trọng lượng, từ đó các sản phẩm tạo ra có độ đàn hồi, co giãn tốt. Những bộ quần áo được làm từ foam khá phổ biển, được nhiều người yêu thích bởi khả năng chống bụi, dễ dàng làm sạch. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chất liệu này trong các sản phẩm quần áo thể thao.
+ Sản xuất đệm, gối: Nệm foam là gì? Những chiếc đệm foam đã được đưa vào sản xuất và đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng. Với độ đàn hồi cao, trọng lượng siêu nhẹ, đệm làm từ foam giúp cho giấc ngủ ngon hơn, đảm bảo cấu trúc xương của cơ thể. Bởi thế, nhiều người đã chuyển sang dùng những sản phẩm đệm, gối làm từ foam thay vì cao su.
Những chiếc gối chữ U làm từ foam giúp cố định phần vai và cổ người sử dụng, đem lại sự thoải mái tuyệt đối. Bạn có thể tận hưởng những giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng vẫn dễ chịu, sâu giấc và đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt chúng cũng được sử dụng làm gối chữ u cho bà bầu nhờ tính năng nâng đỡ trọn vẹn.
+ Xây dựng: Trong xây dựng, foam được sử dụng làm các vách ngăn, tấm chống nóng, chống nhiệt, cách âm,… Foam có khả năng bám dính trên nhiều bề mặt, tự nở, làm đầy các khoảng trống còn hở, không bắt lửa nên rất an toàn trong quá trình thi công.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu foam là gì, những đặc điểm nổi bật nhất của foam và ứng dụng của foam trong đời sống. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản nhất về foam, tiện cho việc sử dụng hay thi công.
Xem thêm >> Cao su non là gì? Sử dụng nệm, gối cao su non có tốt không?
Go to Source
Author: msquare.vn
Powered by WPeMatico